"Di vật mồ côi" không thể làm giả, công nghệ hiện đại
cũng khó phục chế, đến nay vẫn chưa ai có thể hiểu được bí ẩn mô hình
kết cấu của nó.
Ngoài chuyện gian lận thương hiệu, lừa đảo trên thị trường di vật văn hóa còn đáng báo động hơn. Giới đồ cổ luôn thâm trầm, có khi những người thẩm định di tích di vật văn hóa chuyên nghiệp còn "tái ông thất mã" (được thua đúng sai khó phán định), huống hồ một số nhà sưu tập ăn theo di sản văn hóa nhỏ, luôn bị mất mát thua lỗ nhưng thường mang theo một tâm lý trông chờ vào sự hên xui. Nếu bạn đặt cược đúng thì sao? Tuy nhiên, mười canh bạc thua chín, mang bảo vật của gia đình lên chương trình thẩm định thì bị cho là đồ giả, lỗ hổng tâm lý khiến họ như bị rơi từ thiên đường xuống địa ngục.
Nhưng đôi khi các bảo tàng cũng làm giả nhưng không vì lợi nhuận mà là một số di tích văn hóa quá quý không thể trưng bày được lâu. Họ chỉ có thể dùng các phương tiện nghiệp vụ để tạo ra các di vật văn hóa trông giống hệt như vậy để trưng bày, hoặc đôi khi cần phải đem ra nước ngoài để triển lãm. Những di vật văn hóa quá quý giá rất dễ vỡ buộc họ phải chọn những phương án thay thế.
Nhưng từ trước đến nay, có một di sản văn hóa cấp quốc gia mà ngay cả nhân viên của bảo tàng cũng không bắt chước được nên được gọi là "bảo vật mồ côi", không thể làm giả. Báu vật này là tang trống (đế đặt trống) chế tạo đời Hầu Nghệ Kiến. Nó được khai quật ở Tô Châu, Hồ Bắc vào năm 1977. Đây là trống cống tặng vua Tăng Hầu Ất từ vương quốc chư hầu hơn 2.000 năm trước. Đế của trống Tăng Hầu Ất cao 0,45 mét, đường kính đáy 0,8 mét, nặng 192,1 kg.
Đế của trống Tăng Hầu Ất cao 0,45 mét, đường kính đáy 0,8 mét, nặng 192,1 kg.
Phần đế của trống cống tặng cho Tăng Hầu Ất được làm bằng đồng, chất liệu này không quá hiếm, điều nổi bật nhất ở nó là hình dáng kỳ dị, toàn bộ phần thân của tang trống được cống tặng cho Tăng Hầu Ất được cấu tạo bởi 8 cặp rồng lớn và một số con rồng nhỏ, những con rồng đan xen vào nhau, được khảm bằng ngọc lam, tuy hỗn loạn nhưng tạo cho người nhìn một cảm giác kỳ lạ và chói mắt, một cách rõ ràng, sinh động có trật tự. Những con rồng trên đế trống đều đang leo lên, và vì quấn quít vào nhau nên không ai biết trên đế trống có bao nhiêu con rồng. Đây cũng là một điểm khó cho việc sao chép hay phục chế.
Một chuyên gia nước ngoài có lần đến tham quan đế trống Tăng Hầu Ất đã không di chuyển mất một ngày chỉ để đếm số rồng trên đó. Anh ấy đếm được 108 con rồng! Tuy nhiên, thực tế là số lượng rồng được mỗi người đếm từ các góc độ khác nhau lại cho ra con số khác nhau, 108 không phải là con số chính xác nên không ai biết tổng cộng có bao nhiêu con rồng.
Điều khiến mọi người đau đầu hơn là đế trống của Tăng Hầu Ất không thể sao chép được vì đây là sản phẩm độc đáo duy nhất, là báu vật quốc gia, rất khó để di chuyển đi triển lãm khắp nơi, cần phục chế được một di vật thay thế nó để trình diễn trong nước. Kết quả là trình độ khoa học kỹ thuật hiện nay tuy rất cao nhưng không ai có thể phục chế được.
Mỗi lần sao chép lại rồi đối chiếu so với bản chính thì đều nhìn ra là giả, căn bản không thể hiện được sự linh diệu của hiện vật gốc, thậm chí âm thanh phát ra cũng không huyền diệu sinh động như bản gốc.
Nhiều chuyên gia luyện kim trong và ngoài nước sau khi bàn luận đều cho rằng quy trình đúc đồng này chủ yếu là phương pháp đúc sáp lạc thường được thợ thủ công cổ ở Trung Quốc sử dụng, thời cận đại gọi phương pháp này là phương pháp đúc dung mô, khi cần đúc các dụng cụ một cách tinh tế chính xác đòi hỏi kỹ thuật vô cùng cao. Nhưng Bảo tàng tỉnh Hồ Bắc đã mời rất nhiều đơn vị hùng hậu để sao chép chiếc đế trống này, nhưng mỗi lần sao chép lại rồi đối chiếu so với bản chính thì đều nhìn ra là giả, căn bản không thể hiện được sự linh diệu của hiện vật gốc, thậm chí âm thanh phát ra cũng không huyền diệu sinh động như bản gốc, vì vậy đế trống của Tăng Hầu Ất vẫn là "di vật mồ côi" không thể phục dựng.
Biên dịch Thúy Phương
Nguồn New QQ
BÌNH LUẬN